Bật mí kinh nghiệm mua bán nhà đất hiệu quả

Khi mua nhà để tốt cho gia đình và tránh những điều rắc rối bạn cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy tham khảo những lưu ý dưới đây của chúng tôi, hi vọng rằng những lưu ý này sẽ giúp ích được phần nào đó cho bạn.

Để có thể sở hữu được một căn nhà cần trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau từ tìm hiểu, thương lượng, đàm phát cho đến ký kết hợp đồng và tiến hành thanh toán. Khi mua nhà bạn nên hạn chế đặt cọc và sử dụng thanh toán bằng ngoại tệ vì có thể gây ra những thiệt hại cho cả hai bên.

Nhưng lưu ý khi mua bán nhà

Giai đoạn 1: Thương lượng, đàm phán

Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong mua bán nhà đất. Bạn cần:

Tìm hiểu kỹ giấy tờ, giá trị pháp lý của tài sản. Để biết giấy tờ là thật hay giả, có hai cách để bạn nhận dạng:

Thứ nhất, quan sát kỹ dấu đỏ, dấu nổi có sắc nét không, nội dung, khoản mục có rõ ràng, cụ thể không. Nếu đó là giấy tờ giả thì con dấu thường nhòe nhoẹt, nội dung mập mờ, không chi tiết, chứ viết không đồng đều

Thứ hai, nhờ người có chuyên môn xem xét, có thể là công chứng viên, cán bộ phòng tài nguyên môi trường…

_ Kiếm tra kỹ tài sản trên giấy và tài sản thực tế xem có đồng nhất với nhau không. Có rất nhiều trường hợp trên giấy ghi nhà cấp 4 nhưng thực tế lại là ngôi nhà 3 tầng. Nếu bạn không kiểm tra kỹ sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng sau này.

_ Kiểm tra kỹ đó có phải là nhà thuộc đối tượng đang tranh chấp hay đang liên quan đến một giao dịch như đặt cọc, cầm cố, ủy quyền… không. Để biết chính xác việc này bạn nên đến cơ quan chức năng như UBND xã, phường, tổ trưởng tố dân phố, trường thôn… hay thậm chí là những người hàng xóm liền kề để hỏi.

_ Kiểm tra kỹ giấy tờ tùy thân có còn trong thời hạn sử dụng hay không, hộ chiếu là 10 năm, chứng minh nhân dân là 15 năm kể từ ngày cấp. Ngoài ra còn có những giấy tờ khác như sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn…

_ Kiểm tra kỹ giấy tờ đã hoàn thành nghĩa vụ tài tài chính với nhà nước chưa, có ghi nợ các khoản phí, lệ phí nào không. Trong quá trình múa bán có biểu hiện giấu giếm, vội vàng, giá cả quá rẻ hay không….

Giai đoạn 2: Ký kết hợp đồng, thanh toán

– Nếu tài sản bạn mua là tài sản chung, có thể là tài sản chung của vợ chồng thì khi chuyển nhượng cần phải có cả hai vợ chồng tham gia, đồng ý ký kết.

– Cần đọc kỹ các điều khoản hợp đồng, hạn chế việc viết tay. Nếu tài sản đã có giấy chứng nhận thì đến phòng công chứng làm hợp đồng mau bán. Cần kiểm tra kỹ giấy chứng nhận xem các thông tin có chính xác không, tránh xảy ra những sai sót.

– Khi hợp đồng được ký kết cần đến cơ quan thuế để nộp thuế, tránh bị phạt do chậm nộp.

– Việc đặt cọc, mua bán cần có người làm chứng, không nên chọn những người có quan hệ huyết thống hay họ hàng thân thích với cả hai bên và hạn chế mua bán bằng ngoại tệ bởi chúng có thể bị vô hiệu, gây ra thiệt hại không mong muốn.

– Nên thanh toán tại ngân hàng là tốt nhất. 2 bên ra ngân hàng, bên mua thực hiện chuyển khoản cho bên bán vừa không mất thời gian đếm tiền, không sợ tiền giả và những rủi ro có thể phát sinh khi mang một số tiền lớn.

Để tránh xảy ra những tranh chấp về sau, hãy tham khảo thật kỹ trước khi quyết định mua bán nhà nhé.