Tìm hiểu về thuế GTGT và kê khai thuế GTGT trong DN

Thuế GTGT và kê khai thuế GTGT là nội dung quan trọng mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp cũng còn gặp nhiều vướng mắc trong quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử liệu có ảnh hưởng gì đến việc kê khai thuế hay không.

Cơ chế hoạt động của thuế GTGT được quy định như sau:

– Thứ nhất, trong những nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là sản phẩm, hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau.

– Thứ hai, thuế GTGT có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.

– Thứ ba, thuế GTGT là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá  (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.

– Thứ tư, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết qủa sản xuất, kinh doanh của đối tượng  nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

– Thứ năm, thuế GTGT do người tiêu dùng chịu nhưng không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do trong giá bán hàng hoá (hoặc trong dịch vụ) có cả thuế GTGT. Vì qua từng công đoạn, thuế GTGT đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vụ, cho nên thuế này được chuyển toàn bộ cho người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng chịu.

Đối với việc khai thuế giá trị gia tăng, theo quy định doanh nghiệp phải tự tổ chức khai thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật thông tin về số thuế GTGT phải nộp, được khấu trừ, được hoàn thuế. Việc khai thuế được thực hiện trên “Tờ khai thuế GTGT”, về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra, các khoản điều chỉnh tăng giảm do sai sót các kỳ trước làm tăng giảm thuế kỳ này, số thuế GTGT đã nộp ở địa phương của doanh thu kinh doanh xây dựng vãng lai, ngoại tỉnh, số thuế phải nộp, số thuế còn được khấu trừ. Khi khai thuế DN cũng phải lập các phụ lục theo quy định. 

Bắt bài một số dấu hiệu gian lận trong báo cáo tài chính 

Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Như vậy trên đây là những thông tin hữu ích về cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng là một trong những nội dung quan trọng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Chính vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế được tốt nhất, các doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành để triển khai thực hiện được tốt nhất.

Với những chia sẻ trên hy vọng đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về thuế giá trị gia tăng, cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật hiện hành hiện nay để có thể triển khai áp dụng đúng, chính xác vào hoạt động của doanh nghiệp mình.